- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người có yêu cầu cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện, thị xã, thành phố hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, TP thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng để kiểm tra và tiến hành giải quyết theo quy định, chuyển kết quả sau khi giải quyết tới Trung tâm hành chính công đúng thời gian quy định.
Trường hợp khi tiến hành giải quyết phát hiện hồ sơ cần thẩm định, xác minh hoặc bổ sung hồ sơ thì phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng thông tin kịp thời tới bộ phận tiếp nhận để thông báo hoặc hẹn lại thời gian giải quyết (nếu cần) cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 4: Nhận kết quả:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công các huyện, TP hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính, nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Trung tâm hành chính công huyện, thành phố hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc trực tuyến
- Hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Trường hợp cấp lại do Giấy phép hết hiệu lực: Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại áp dụng như quy định với trường hợp cấp mới.
- Trường hợp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp bị mất hoặc bị hỏng: thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp lại (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
2. Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đã được cấp (nếu có);
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng các huyện, thành phố
Cơ quan có thẩm quyền được phân cấp thực hiện: Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện, thị xã, thành phố
Cơ quan phối hợp: Không.
- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Cấp lại lần thứ…)
- Phí thẩm định: 1.100.000 đồng/ lần thẩm định/hồ sơ
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
- Đối với trường hợp Giấy phép hết hạn: Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
+ Thông tư số 299/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mực thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp giấy phép sản xuất rượu, giấy phép sản xuất thuốc lá
Mẫu số 03.doc