Thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính trị, chi bộ nhà trường đã quán triệt triển khai tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia học tập và đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chú trọng quan tâm đến việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Một trong những phẩm chất đó là lối sống "Cần- kiệm- liêm- chính- chí công- vô tư". Thực hiện những chuẩn mực về đạo đức trong cần kiệm liêm chính, nhà trường đã tuyên truyền vận động cán bộ giáo viên thực hiện các tiêu chí làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức kỷ luật, có kế hoạch, năng suất và chất lượng cao. Những thói hư tật xấu, lười lao động, làm dở báo cáo hay, vô tổ chức ký luật là không phù hợp với đạo đức Cách mạng, đặc biệt là đối với thầy cô giáo. Biết tiết kiệm sức lao động, thời gian, tiền của, của Nhà nước, bản thân và của phụ huynh, dù là những thứ nhỏ nhất, không phô trương hình thức, không xa xỉ hoang phí. Đảng ta cũng nêu cao quan điểm "Tiết kiệm là quốc sách". Thực hiện điều đó, giáo viên trường mầm non Ba sao luôn lồng ghép thực hành tiết kiệm trong các hoạt động hàng ngày như: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng làm việc, dậy trẻ khoá vòi nước sau khi rửa tay, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, luôn bền đẹp. Trong giờ ăn giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức của Bác "Không lãng phí dù chỉ là một vật nhỏ" và Bác luôn xem gạo như hạt ngọc của trời ban, do đó trong mỗi giờ ăn các cô thường khuyên trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không làm rơi cơm, vừa lãng phí vừa làm bẩn môi trường. Hiểu rõ ý nghĩa của sự liêm chính là luôn tôn trọng của công, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, không tham địa vị, tiền tài. Lạm dụng chức quyền tham ô, lãng phí, làm việc trái với đạo đức trái với pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là không liêm. Đối với giáo viên bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, bỏ tiết, dậy tắt, đánh mắng trẻ là trái với đạo đức, vi phạm pháp luật. Đối với cán bộ giáo viên tính chính trực thẳng thắn không những là nét đẹp văn hoá mà còn là tấm gương cho trẻ noi theo, tạo nhân cách, đức tính trung thực, thật thà, dũng cảm. Người chính trực tức là người không tà, thẳng thắn và đứng đắn với mình, đối với người và đối với công việc. Theo quan điểm Hồ Chí Minh "Việc thiện dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng tránh". Học tập lời dậy của Người, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giáo viên Nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ như: Thẳng thắn góp ý về phương pháp làm việc, lối sống, tác phong của đồng nghiệp, nêu gương việc làm tốt, đoàn kết tôn trọng tập thể, chấp hành tốt nhiệm vụ được giao. Một số giáo viên còn giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn, tặng quần áo, đóng góp quỹ ủng hộ. Đối với mỗi giáo viên khi đối xử công bằng với trẻ là chí công vô tư, các cô đều hiểu rõ mọi trẻ em đến trường, đều được hưởng quyền lợi như nhau về vui chơi, học tập, ăn uống và nghỉ ngơi. Tất cả vì tương lai con em, vì một xã hội tốt đẹp hơn, các cô đều yêu quý chăm sóc tận tình con trẻ, để các cháu không bị thiệt thòi bất công, đảm bảo quyền lợi. Tạo niềm tin tưởng để phụ huynh yên tâm gửi con vào lớp. Đối với cán bộ quản lý nhà trường, "Chí công vô tư" chính là việc chỉ đạo, đánh giá công việc và hiệu quả làm việc của giáo viên, thưởng phạt công minh, kịp thời động viên khích lệ phát huy khả năng, sở trường của cán bộ giáo viên, tạo khí thế thi đua sôi nổi, thiết thực. Qua đó giúp cho mỗi cán bộ giáo viên nhà trường hiểu rõ hơn về việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nâng cao ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc, tập trung trí tuệ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ thị 03 của Bộ chính trị, Ban giám hiệu trường mầm non Ba Sao, đã xây dựng các tiêu chí gắn với chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh để cán bộ giáo viên cùng thực hiện. Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Kết hợp phương châm giáo dục giữa Nhà trường- Gia đình- Xã hội, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em. Đẩy mạnh việc dậy trẻ kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, tri thức, lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với tựng đối tượng. Đổi mới phong cách làm việc khoa học, hiệu quả. Phấn đấu rèn luyện học tập để phẩm chất đạo đức nhà giáo ngày càng được phát huy, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo.