Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kim Bảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị địa phương.

Thông tin Kinh tế xã hội  
Kim Bảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị địa phương.

            Năm 2023, huyện Kim Bảng triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều biến động, thị trường bất động sản có dấu hiệu trầm lắng, giá nguyên vật liệu và một số hàng hóa thiết yếu còn cao đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doan, gây khó khăn rất lớn về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Xong với mục tiêu ổn định phát triển kinh tế xã hội, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các tổ chức, các thành phần kinh tế và nhân dân trong huyện, nên tình hình kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng vẫn giữ vững ổn định và phát triển. 18/18 chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng cao, như nổi bật là GRDP bình quân đầu người tăng 9,6% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sảntăng 1% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 25,278 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102 triệu USD; Thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện quản lý ước đạt 988 tỷ đồng; Giải quyết việc làm mới cho 4.494 lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,5%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,84; Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 91%; Số xã đạt nông thôn mới nâng cao ước đạt 03 xã là Thụy Lôi, Lê Hồ, Liên Sơn.

a. gia tri công nghiêp tiêu thu công nghiêp.jpg

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 25 nghìn tỷ đồng

          Trong sản xuất nông nghiệp, Kim Bảng tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HU của Huyện uỷ về đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp gắn với sản xuất nông sản sạch, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020-2025; kết luận số 08-KL/HU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08 về tích tụ, tập trung ruộng đất. phối hợp, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, mô hình liên kết sản xuất nông sản sạch, hàng hóa như: phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy, đàn lợn nái áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, mỗi xã một sản phẩm (OCOP); xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Xuân, vụ Mùa đúng khung thời vụ, cơ cấu, diện tích, năng suất lúa cả năm đạt 126,7 tạ/ha; tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch trồng cây vụ đông 2023-2024, diện tích gần 2.000 ha, đạt 101% kế hoạch. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các HTX, nhất là khâu khuyến nông, thú y, cung ứng giống, vật tư, liên kết tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, quản lý, bảo vệ, trồng rừng sau khai thác, tổ chức trồng 199.000 cây nhân dân.

a. thu hoach lua mua tai cac xa, tt trên đia ban huyên.jpg

Cơ giới hóa được đưa vào sả xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng xuất và sản lượng

           Chăn nuôi được duy trì ổn định, thực hiện tốt các mô hình chăn nuôi, tăng quy mô trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân cư, nuôi trồng thuỷ sản phát triển tốt. Huyện đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, trong năm không để phát sinh dịch bệnh. Không chỉ đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Kim Bảng còn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Năm 2023 Kim Bảng tiếp tục tập trung chỉ đạo nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực như: thủ tục về đầu tư, kinh doanh; gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ; đào tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động... Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước tại các cụm công nghiệp, đảm bảo các dịch vụ hạ tầng, điện, nước, an ninh, phòng cháy chữa cháy phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các làng nghề, làng có nghề được duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá mở rộng thị trường. Thu hút đầu tư tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tính đến 31/12/2023 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 22.278 tỷ đồng, bằng 101%KH, tăng 15,4% so với năm 2022 . Một số sản phẩm tăng khá là may mặc, gạch ngói nung, khung tranh ảnh, đồ mỹ ký, gốm son. Hoạt động vận tải, bưu chính viễn thông, cấp nước sạch, điện lực tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò huy động vốn và cho vay vốn để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục của huyện Kim Bảng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng an ninh được giữ vững, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, tạo tiền đề quan trọng để huyện Kim Bảng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Vinh dự tự hào năm 2023 huyện Kim Bảng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận huyện Kim Bảng đạt tiêu chí đô thị loại IV.

a. diên mao cac xã, tt đã co nhiêu đổi thay.jpg

Diện mạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có nhiều đổi thay

          Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được huyện Kim Bảng vẫn còn bộc lộ 1 số tồn tại hạn chế đó là;  tiến độ thực hiện Chỉ thị 02 của BTV Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QLĐ, trật tự xây dựng, hành lang ATGT trên địa bàn huyện còn chậm; công tác vệ sinh môi trường ở một số địa phương chưa đảm bảo; công tác quản lý nhà nước trong các cụm công nghiệp còn yếu; công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ có đơn vị tỷ lệ giao quân chưa tương xứng với dân số…vv.

           Năm 2024 huyện Kim Bảng tiếp tục khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, gắn với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành nghề nông thôn và thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024. Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 124,8triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,31%/năm.