1.1 Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Bộ phận Một cửa UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
1.2 Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận TNTKQ Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4 Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc.
1.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX).
1.6 Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phương án được phê duyệt.
1.8 Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.