Skip Ribbon Commands
Skip to main content

1. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG

1. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xãnơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp văn bản đăng ký trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc trực tuyến.

Văn bản phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 7 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng nhận được văn bản đăng ký hợp lệ.

đ)Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng.

h)Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung (mẫu B1, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017).

k)Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng nămchậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng.

- Đốivới cơ sở tín ngưỡng đã thông báo hoạt động tín ngưỡng hằng năm trước ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật có hiệu lực có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm chỉ thực hiện một lần. Đối với hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

- Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 31/01/2018 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng của Bộ Nội vụ

- Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam​

Mẫu B1.docx