Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hát dặm Quyển Sơn

Giới thiệu chung Di tích - Danh lam thắng cảnh  
Hát dặm Quyển Sơn

        Hát dặm là loại hình ca múa nhạc độc đáo chỉ có ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim bảng, tỉnh Hà Nam. Hát dặm có những nét độc đáo riêng và đã được các nghệ nhân đem đi giới thiệu tại 16 quốc gia trên thế giới

        Hát dặm Quyển Sơn, một loại hình ca múa nhạc  dân gian vô cùng độc đáo, qua hơn 1000 năm, đến nay đã sưu tập được  38 làn điệu. Mỗi làn điệu lại có một nội dung và nghệ thuật thể hiện khác nhau. Chính sự phong phú đa dạng này đã tạo nên nét độc đáo quyến rũ của hát dặm. Có vui có buồn, có bi có hùng, có dài có ngắn, có êm xuôi phẳng lặng có gập ghềnh trắc trở, có thực tế có lãng mạn bay bổng hay nội tâm thẳm sâu hun hút, y như hiện thực cuộc sống của con người. Toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, tôn giáo của người  dân xưa kia đã được phản ánh đầy đủ và rõ nét trong những làn điệu phiêu linh ấy .. Hát dặm như cuốn lịch sử bằng âm nhạc ghi lại những ngày tháng còn sơ khai của hồng hoang lịch sử của con người Quyển Sơn.
 dăm.png

        Đình Quyển Sơn và đềnTrúc, nơi thờ thần thành hoàng làng và thánh của dân làng chính là vị anh hùng dân tộc lừng danh Lý Thường Kiệt, nằm ở trung tâm làng và núi Cấm thuộc xã Quyển Sơn- huyện Kim Bảng- Tỉnh Hà Nam. Nơi đây, đất cổ, làng cổ, phong cảnh hữu tình nên thơ ngoạn mục, địa hình phong phú đa màu sắc. Chính tại mảnh đất thiêng có huyệt đế vương có cây thi thảo, Lý Thường Kiệt trên đường đi đánh quân Chiêm Thành đã dừng chân lại, để từ đó, ông vừa là thần thành hoàng , vừa là thánh của dân làng vì đã có công rất lớn trong thuở ban đầu khai thiên lập địa, và từ ông những làn điệu dân ca hát dặm độc nhất vô nhị Việt Nam đã ra đời để từ đó cho đến nay, trải qua hơn ngàn năm đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể  của Việt Nam và thế giới, là viên ngọc quý long lanh trong kho tàng âm nhạc cổ truyển của dân tộc.
        Hát dặm không cầu kỳ phức tạp về nhạc cụ và trang phục như những loại hình âm nhạc khác. Tính chất dân dã thôn quê mộc mạc của hát dặm đã biến thứ âm nhạc lễ hội dâng lên thần thánh này trở nên gần gũi dễ nghe, dễ hiểu, dễ hát, dễ nhớ đối với những người nông dân quanh năm với ruộng đồng. Những điệu múa trong hát Dặm cũng tương đối đơn giản, không có nhiều động tác cầu kỳ khó diễn. Hát dặm là hình thức ca múa nhạc dành cho những lễ hội đặc biệt của làng và chỉ có thể hát ở nội cung đình và sân đền. Đây cũng chính là sân khấu biểu diễn nghe và nhìn của hát dặm Quyển Sơn. Điều đặc biệt nhất của hát  dặm là  không thể đơn ca hay song ca như những loại hình âm nhạc khác. Lối hát tập thể, đồng ca, tiếp sức nhau hay còn gọi là hát đối, hát kèo đan xen giữa thời gian hát nối là biểu hiện đặc trưng nhất của hát dặm, là hình thức giữ sức – giữ giọng cho người hát dặm  bởi  họ hầu như không được nghỉ trong suốt cả thời gian hát  múa hết 38 làn điệu mỗi đêm  với thời gian là trên dưới 2 tiếng đồng hồ. Thường là các cháu độ tuổi 13 -14 tuổi trở lên đi hát đến lúc đi lấy chồng thì thôi. Bởi hát dặm là tiếng hát dâng lên thần thánh, là tiếng lòng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với vị tướng quân Lý Thường Kiệt  đã được thiêng liêng hóa, nên chỉ được biểu diễn nơi cửa đền đình linh thiêng và có những quy định vô cùng khắt khe nghiêm ngặt đối với những người  thể hiện. Việc những nam thanh ko được tham gia hát dặm do tính chất nhạc lý và tôn giáo của hát dặm. Hát dặm giống như là lễ vật thành kính của người dân Quyển Sơn dâng lên với thần thánh linh thiêng,  bên cạnh những lễ vật cụ thể khác. Và cũng không giống như các loại hình âm nhạc cổ truyền khác, hát dặm bao giờ cũng đi kèm song hành cùng với đội ngũ hát xênh tiền của dân làng. Điều này xuất phát từ tín ngưỡng và nghi lễ tôn giáo dân gian của người Quyển Sơn.
dăm 2.jpg

        Hát dặm Quyển Sơn đã trải qua bao biến cố thăng trầm với dòng chảy của thời gian , lịch sử và sự biến thiên, đổi thay của xã hội. Rất nhiều năm tháng, hát dặm đã bị chìm vào lãng quên và đứt đoạn liên miên. Hiểu được giá trị vô cùng to lớn của hát dặm, các thế hệ sau đã quyết tâm giữ cho được  quê hương mình những làn điệu.., điều không thể mất ấy, không được mất. Bắt đầu từ nghệ nhân Trịnh Thị Răm, báu vật nhân văn sống của hát dặm Quyển Sơn , người đã bỏ dành cả một đời đắm say, sống chết với làn điệu quê hương. Chính nghệ nhân, đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi trên bỏ biết bao công lao, tâm huyết trên chặng đường khôi phục ấy. Từ cụ, hát dặm đã bay xa, lan tỏa tới tận 16 nước trời Âu. Thế giới đã biết đến hát dặm Quyển Sơn và ghi nhận nó như là báu vật của nhân loại.
Đài Kim Bảng